Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý được biểu hiện ra sao?

2020-09-01

Kỹ năng

Chức năng bình luận bị tắt ở Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý được biểu hiện ra sao?


Hiểu được sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý sẽ giúp mỗi người xác định được vai trò và vị trí trong tập thể để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Nhưng ranh giới giữa lãnh đạo và quản lý trong một tổ chức nào đó đôi khi khó xác định rõ ràng. Vậy cần dựa vào tiêu chí nào để phân biệt?

Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý trong khái niệm

Lãnh đạo là người có quyền lực cao nhất trong một tổ chức, có khả năng tác động, gây ảnh hưởng lên tập thể. Đồng thời họ còn đề ra các nguyên tắc để mọi người thực thi theo, có quyền ra quyết định xử phạt, khích lệ tinh thần làm việc để được mục tiêu của tổ chức.

Quản lý có nhiệm vụ nhận lệnh từ nhà lãnh đạo và phân công nhiệm vụ đến các nhân viên thực hiện. Đồng thời giúp lãnh đạo kiểm soát các nguồn lực trong tổ chức. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, điều khiển công việc trực tiếp, chịu trách nhiệm đối với kết quả đạt được.

Lãnh đạo và quản lý có sự giống và khác nhau còn tùy thuộc vào quy mô và tính chất của mỗi tổ chức. Chẳng hạn, một doanh nghiệp do bạn thành lập mà trong đó bạn có thể vừa là nhà lãnh đạo vừa là quản lý trực tiếp điều hành công việc. Nhưng đối với những tổ chức có quy mô thuộc các doanh nghiệp tầm cỡ, các tổ chức chính trị – xã hội… có sự phân biệt vị trí và chức năng khá rõ ràng. Vậy ở đây sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý được nhìn nhận ra sao?

Mục tiêu và tầm nhìn

Lãnh đạo có cái nhìn tổng quát và mục tiêu dài hạn trong việc tạo ra những chiến lược. Họ nhìn ra được những tiềm năng phát triển và luôn tìm cách thử sức để đưa tổ chức của mình lên một tầm cao mới. Trong khi đó, người quản lý sẽ kế thừa hoặc có cùng tầm nhìn với lãnh đạo. Nhưng mục tiêu của họ là thực hiện tốt các nhiệm vụ theo ý tưởng và chính sách của tổ chức.

Chấp nhận rủi ro

Để tạo ra những điều mới mẻ thì nhà lãnh đạo thường chấp nhận những rủi ro lớn hơn. Trong khi đó, nhà quản lý sẽ luôn tìm mọi cách để giảm thiểu rủi ro. Họ phải đảm bảo mọi công việc thực hiện hiệu quả trong phạm vi quản lý của mình. Khi có bất cứ vấn đề nào xảy ra, quản lý sẽ là người trực tiếp trình lên lãnh đạo để đề ra phương án giải quyết.

Định hướng nhân viên

Lãnh đạo quan tâm điều chỉnh con người, hướng đến những suy nghĩ của nhân viên giúp họ có cái nhìn toàn cảnh của một vấn đề. Qua đó khai thác các điểm mạnh tiềm ẩn từ họ mà các nhà lãnh đạo có thể sử dụng. Còn người quản lý chú trọng đến việc hướng dẫn và bố trí công việc trực tiếp giúp nhân viên hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Khả năng truyền cảm hứng và khích lệ

Lãnh đạo chú trọng đến việc tập hợp sức mạnh của tập thể để cùng phấn đấu hướng đến tầm nhìn chung của toàn thể công ty. Để làm được điều này thì đối với họ việc truyền cảm hứng và khích lệ để khơi dậy tinh thần của nhân viên là việc làm quan trọng thay vì dùng quyền lực ra lệnh. Và nhà quản lý cũng sẽ có khả năng khích lệ nhân viên nhưng họ vẫn tập trung điều hướng nguồn lực theo tầm nhìn bằng các quy định do lãnh đạo đề ra.

Thực hiện các quy tắc

Mặc dù các quy tắc là do lãnh đạo đề ra nhưng khi thực hiện họ lại không quá bảo thủ. Thậm chí là bỏ qua các quy tắc cứng nhắc nếu cần thiết và luôn linh hoạt để tiến về phía trước hoặc thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh. Trái lại, người quản lý coi những quy tắc là kim chỉ nam cho mọi hành động và tuân thủ tuyệt đối các quyết định đã đề ra.

Mong muốn đạt được

Nhà lãnh đạo mong muốn đạt được những thành tựu to lớn. Do vậy, họ thường thử nghiệm các phương thức thực hiện để mang về những kết quả. Sau đó đúc kết và lựa chọn điều chỉnh để cải tiến toàn bộ hệ thống. Còn nhà quản lý có xu hướng duy trì các hiện trạng sẵn có và mong muốn đạt được kết quả thực hiện theo những phương thức đã đề ra.

Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý có ranh giới khá mong manh trong một tổ chức nào đó. Nhưng xét đến vai trò và chức năng thì luôn có những điểm không giống nhau. Việc tìm ra những điều khác biệt sẽ giúp mỗi người xác định được vị trí của mình để có những biểu hiện phù hợp.