Chuyên mục: Kỹ năng


Lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai đặc biệt phải lưu ý điều gì?

2020-09-24

Kỹ năng

Chức năng bình luận bị tắt ở Lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai đặc biệt phải lưu ý điều gì?


Đối với nhiều người việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai là một ván bài thắng thua quyết định đến con đường sự nghiệp của họ. Vì thế mà không ít các bạn lo sợ và mất phương hướng trước các ngành nghề hiện nay. Vậy chúng ta nên dựa vào đâu để xác định ngành nghề mà mình nên theo đuổi?

Lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai sao cho phù hợp?

Bước đầu khi lựa chọn nghề nghiệp, mỗi người thường căn cứ vào sở thích của bản thân. Khi chúng ta có những định hướng nghề nghiệp trước đó thì rất dễ dàng để đưa ra quyết định. Và dĩ nhiên mỗi người sẽ biết được mình cần làm gì để chuẩn bị đầu quân vào ngành học đó. Trái lại, những bạn vẫn đang loay hoay không biết nên lựa chọn ngành nghề nào thì phải làm sao?

Hãy thật bình tĩnh và xem xét các yếu tố sau đây để tìm ra nghề nghiệp phù hợp cho mình:

Năng lực của bản thân: Năng lực quyết định đến chất lượng học tập khi bạn theo đuổi bất kể một ngành học nào. Chẳng hạn, bạn muốn học ngành Y dược thì hẳn là chúng ta ít nhất phải giỏi các môn ở khối B hoặc những khối có liên quan thì mới có cơ hội để đậu vào ngành học.

Kinh tế gia đình: Có lẽ học phí là nỗi lo lớn nhất của các bậc phụ huynh khi cho con em tiếp bước việc học. Vì thế, các bạn phải tìm hiểu học phí ở mỗi trường đào tạo khác nhau để cân xứng với điều kiện của mình.

Triển vọng của nghề: Hãy xem những ngành nghề triển vọng trong tương lai bạn sẽ có thể trả lời cho các câu hỏi như: Đâu là ngành học cần nguồn lực trong vòng 5-10 năm tới? Ngành nghề nào có mức thu nhập cao? Ngành nghề nào có cơ hội phát triển tốt? Hoặc nghề nghiệp nào ổn định, lâu dài?…

Tính cách: Tính cách quyết định rất nhiều đến mức độ phù hợp với ngành nghề mà bạn chọn. Ví dụ, bạn năng động và thích di chuyển thì rất có thể bạn hợp với nghề hướng dẫn viên du lịch… Nhưng trái lại, bạn thích làm việc ổn định và ngại tiếp xúc giao tiếp với nhiều người thì có thể bạn hợp với nghề kế toán…

Cách để khám phá nghề nghiệp của bản thân?

Có rất nhiều cách để bạn phát hiện ra bản thân yêu thích hoặc cảm thấy phù hợp với ngành nghề nào. Đầu tiên, hãy nhìn lại chặng đường học tập để xem mình thường tham gia hoạt động nào nhất, mình thích làm gì, mình được bầu chọn giữ vị trí nào trong lớp… Căn cứ vào những sự kiện này để xem bạn có nên chọn các ngành liên quan hay không.

Hãy tận dụng các kênh thông tin để tìm hiểu các ngành nghề hiện nay như: Internet, sách, báo, người thân, thầy cô, các Trung tâm tư vấn và hướng nghiệp, các cá nhân đang hoạt động trong nghề… Tham khảo thông tin đào tạo, thực tế nghề nghiệp bao gồm những thách thức và phát triển, môi trường làm việc, cách làm việc…

Cần tìm hiểu các thông tin của ngành nghề như thế nào?

Đối với những ngành nghề mà mọi người đang có ý định hướng đến thì cần nắm rõ các thông tin như: Tên ngành và các chuyên ngành đào tạo, thời gian đào tạo, mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, ra trường làm việc ở đâu, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết cho công việc, học phí, chính sách học bổng, cơ hội học lên cao, khối môn tuyển sinh, điểm trúng tuyển của những năm trước, thông tin về trường học…

Lựa chọn nghề nghiệp cần tránh những gì?

Lý do phổ biến nhất mà có nhiều bạn gặp phải đó là chọn nghề theo ý muốn của gia đình, có người thân trong ngành hoặc có những mối quan hệ mà chỉ cần bạn học xong là có chỗ làm ngay lập tức. Nhưng liệu rằng chúng ta có tuyệt đối hài lòng với những kế hoạch được đặt sẵn cho mình. Sự miễn cưỡng bản thân hoặc mơ hồ chấp nhận thường làm cho mọi người chán nản và dễ bỏ cuộc nhiều hơn.

Đặc biệt, cần tránh chọn nghề theo phong trào, do bạn bè rủ rê hoặc những nghề không phù hợp với năng lực, sở thích hay chọn đại. Vì thực tế đã có nhiều người mất phương hướng và không xác định được bản thân mình sẽ làm gì sau khi ra trường. Thậm chí vào khoảng năm cuối của ngành học mà họ vẫn không có kế hoạch sẵn sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, chúng ta đừng nên ảo mộng là chỉ cần cầm tấm bằng đại học là đã có thể tìm một công việc có mức thu nhập đáng mơ, có cơ hội phát triển, được nổi tiếng. Bởi để đạt được những điều mình muốn thì bạn phải đối mặt với rất nhiều thử thách và trải qua nhiều chặng đường để có những kinh nghiệm.

Chúng ta cũng nên tránh chọn những ngành không gắn với nhu cầu xã hội. Và đặc biệt là không nên chọn nghề theo cách mê tín như: Bói toán, coi chỉ tay, chữ viết, xem tướng…

Lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai nằm ở quyết định của mỗi người. Dù lựa chọn thế nào thì cánh cửa các ngành nghề luôn rộng mở. Tuy nhiên, nếu muốn bản thân đưa ra hướng đi đúng đắn và phù hợp thì chắc chắn cần căn cứ vào các yếu tố nêu trên.

Bí quyết thành công trong kinh doanh dựa trên những yếu tố nào?

2020-09-08

Kỹ năng

Chức năng bình luận bị tắt ở Bí quyết thành công trong kinh doanh dựa trên những yếu tố nào?


Vì sao chúng ta cần đến những bí quyết thành công trong kinh doanh? Bởi những yếu tố này quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do đó, mọi nhà lãnh đạo đều cần đến những tiêu chí để hoạt động. Vậy đó là những tiêu chí nào?

Hiểu rõ lĩnh vực mình hoạt động

Trước khi trở thành ông chủ thì hãy nên là một nhân viên làm việc thật chăm chỉ và học hỏi kinh nghiệm. Khi đã nắm bắt hết mọi cách thức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mà mình hướng đến thì bạn mới có đủ bản lĩnh để tạo ra sân chơi riêng. Trong quá trình này, chúng ta phải tạo dựng được mối quan hệ với nhiều người để họ trở thành khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Khả năng đề ra chiến lược và quyết định

Bí quyết thành công trong kinh doanh không thể thiếu những chiến lược. Đây là kết quả của quá trình tạo dựng và hoạt động của cả tập thể doanh nghiệp. Trong đó, các lãnh đạo đóng vai trò đề ra chiến lược và quyết định thực hiện, chỉ đạo các nhân viên hoàn thành. Tuy nhiên, để sự quyết định mang tính đúng đắn thì họ cần có kiến thức và kinh nghiệm, nắm bắt từ tổng thể đến từng chi tiết.

Khả năng tổ chức và quản lý nhân sự

Khả năng tổ chức và sắp xếp trong cơ cấu quản lý đóng vai trò quan trọng của mọi doanh nghiệp. Vì để hình thành một tập thể thống nhất mà trong đó các phòng ban hiểu rõ vị trí và chức năng của mình. Người chủ doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm soát và phân công nhiệm vụ thực hiện chi tiết từ các cấp quản lý đến từng nhân viên.

Tạo dựng mối quan hệ

Nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh chính là nhân tố tạo ra những cơ hội làm ăn mới. Hầu hết mọi nhà lãnh đạo đều mong muốn đặt để mối quan hệ với những người có thân thế và địa vị vững chắc trong các lĩnh vực kinh doanh. Từ đó, xây dựng cầu nối và tạo uy tín trên thương trường , giúp bản thân trở nên tự tin hơn.

Học tập từ những người đi trước

Trên bước đường sự nghiệp, ai ai cũng rất cần một người thầy để hướng dẫn và chỉ ra những điều yếu kém của mình. Trong kinh doanh cũng thế, những bậc tiền bối kỳ cựu là minh chứng rõ nhất cho sự từng trải giúp tạo ra các bài học kinh nghiệm mà có cả sự thành công lẫn những sai lầm thất bại. Cũng từ đây, chúng ta có thể làm mới hơn trong việc tiếp thu các phương thức kinh doanh hiện đại.

Chủ động, sáng tạo và tiếp thu cái mới

Nền kinh tế thị trường luôn vận hành và phát triển không ngừng trong thời đại ngày nay. Nếu muốn cạnh tranh trên thị trường thì phải chủ động cập nhật và đổi mới trong các kế hoạch phát triển. Khắc phục các nhược điểm của việc kinh doanh theo lối mòn truyền thống để tiết kiệm tài nguyên. Đặc biệt, cần có sự sáng tạo mang tính mới mẻ để thu hút khách hàng.

Tự tin và lạc quan

Bản thân là người chủ doanh nghiệp, chúng ta phải tin tưởng và lạc quan vào các quyết định của mình để tạo uy tín. Nhất là khi công ty bạn chưa có chỗ đứng trên thị trường thì rất cần những mối quan hệ để hỗ trợ. Đối tác và khách hàng sẽ là mục tiêu mà bạn hướng đến, họ sẽ an tâm khi lãnh đạo là người tự tin và bản lĩnh.

Tính kỷ luật

Ngay cả khi bạn tự kinh doanh một mình thì cũng phải tự kỷ luật bản thân để tạo thành thói quen. Bởi khi doanh nghiệp đi lên thì chúng ta sẽ có một tập thể nhân viên do mình quản lý. Và tính kỷ luật tạo nên những con người làm việc nghiêm túc để hoàn thành công việc đúng hạn.

Giữ liên lạc với tất cả mối quan hệ

Chúng ta hiểu rằng mối quan hệ là khởi nguồn tạo nên những cơ hội phát triển của một doanh nghiệp. Bất kể trong tình huống gặp gỡ nào, chúng ta đều cần ghi nhớ các mối quan hệ quanh mình. Giữ thông tin liên hệ ít nhất là số điện thoại hoặc tấm card trên tay vì có thể sẽ quan trọng với bạn trong một giai đoạn nào đó khi cần đến.

Kiên nhẫn và chờ đợi thời cơ

Thành công không phải lúc nào cũng trong một lần thực hiện mà có thể sẽ có rất nhiều lần vấp ngã và thất bại. Nhưng có nhiều người lại lựa chọn từ bỏ để thoát khỏi sự căng thẳng, mệt mỏi. Nhưng một số ít lựa chọn kiên nhẫn theo đuổi đến cùng và cái họ nhận được là sự thành công mặc dù đến muộn. Bởi trong kinh doanh, chờ đợi thời cơ đúng lúc mới giúp chúng ta chuyển mình đạt kết quả tốt đẹp.

Hi vọng với những bí quyết thành công trong kinh doanh được trình bày sẽ góp phần giúp mọi người định hướng được tiêu chí nào là quan trọng nhất trong kinh doanh. Để từ đó phát triển doanh nghiệp của mình lên một tầm cao mới.

Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý được biểu hiện ra sao?

2020-09-01

Kỹ năng

Chức năng bình luận bị tắt ở Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý được biểu hiện ra sao?


Hiểu được sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý sẽ giúp mỗi người xác định được vai trò và vị trí trong tập thể để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Nhưng ranh giới giữa lãnh đạo và quản lý trong một tổ chức nào đó đôi khi khó xác định rõ ràng. Vậy cần dựa vào tiêu chí nào để phân biệt?

Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý trong khái niệm

Lãnh đạo là người có quyền lực cao nhất trong một tổ chức, có khả năng tác động, gây ảnh hưởng lên tập thể. Đồng thời họ còn đề ra các nguyên tắc để mọi người thực thi theo, có quyền ra quyết định xử phạt, khích lệ tinh thần làm việc để được mục tiêu của tổ chức.

Quản lý có nhiệm vụ nhận lệnh từ nhà lãnh đạo và phân công nhiệm vụ đến các nhân viên thực hiện. Đồng thời giúp lãnh đạo kiểm soát các nguồn lực trong tổ chức. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, điều khiển công việc trực tiếp, chịu trách nhiệm đối với kết quả đạt được.

Lãnh đạo và quản lý có sự giống và khác nhau còn tùy thuộc vào quy mô và tính chất của mỗi tổ chức. Chẳng hạn, một doanh nghiệp do bạn thành lập mà trong đó bạn có thể vừa là nhà lãnh đạo vừa là quản lý trực tiếp điều hành công việc. Nhưng đối với những tổ chức có quy mô thuộc các doanh nghiệp tầm cỡ, các tổ chức chính trị – xã hội… có sự phân biệt vị trí và chức năng khá rõ ràng. Vậy ở đây sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý được nhìn nhận ra sao?

Mục tiêu và tầm nhìn

Lãnh đạo có cái nhìn tổng quát và mục tiêu dài hạn trong việc tạo ra những chiến lược. Họ nhìn ra được những tiềm năng phát triển và luôn tìm cách thử sức để đưa tổ chức của mình lên một tầm cao mới. Trong khi đó, người quản lý sẽ kế thừa hoặc có cùng tầm nhìn với lãnh đạo. Nhưng mục tiêu của họ là thực hiện tốt các nhiệm vụ theo ý tưởng và chính sách của tổ chức.

Chấp nhận rủi ro

Để tạo ra những điều mới mẻ thì nhà lãnh đạo thường chấp nhận những rủi ro lớn hơn. Trong khi đó, nhà quản lý sẽ luôn tìm mọi cách để giảm thiểu rủi ro. Họ phải đảm bảo mọi công việc thực hiện hiệu quả trong phạm vi quản lý của mình. Khi có bất cứ vấn đề nào xảy ra, quản lý sẽ là người trực tiếp trình lên lãnh đạo để đề ra phương án giải quyết.

Định hướng nhân viên

Lãnh đạo quan tâm điều chỉnh con người, hướng đến những suy nghĩ của nhân viên giúp họ có cái nhìn toàn cảnh của một vấn đề. Qua đó khai thác các điểm mạnh tiềm ẩn từ họ mà các nhà lãnh đạo có thể sử dụng. Còn người quản lý chú trọng đến việc hướng dẫn và bố trí công việc trực tiếp giúp nhân viên hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Khả năng truyền cảm hứng và khích lệ

Lãnh đạo chú trọng đến việc tập hợp sức mạnh của tập thể để cùng phấn đấu hướng đến tầm nhìn chung của toàn thể công ty. Để làm được điều này thì đối với họ việc truyền cảm hứng và khích lệ để khơi dậy tinh thần của nhân viên là việc làm quan trọng thay vì dùng quyền lực ra lệnh. Và nhà quản lý cũng sẽ có khả năng khích lệ nhân viên nhưng họ vẫn tập trung điều hướng nguồn lực theo tầm nhìn bằng các quy định do lãnh đạo đề ra.

Thực hiện các quy tắc

Mặc dù các quy tắc là do lãnh đạo đề ra nhưng khi thực hiện họ lại không quá bảo thủ. Thậm chí là bỏ qua các quy tắc cứng nhắc nếu cần thiết và luôn linh hoạt để tiến về phía trước hoặc thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh. Trái lại, người quản lý coi những quy tắc là kim chỉ nam cho mọi hành động và tuân thủ tuyệt đối các quyết định đã đề ra.

Mong muốn đạt được

Nhà lãnh đạo mong muốn đạt được những thành tựu to lớn. Do vậy, họ thường thử nghiệm các phương thức thực hiện để mang về những kết quả. Sau đó đúc kết và lựa chọn điều chỉnh để cải tiến toàn bộ hệ thống. Còn nhà quản lý có xu hướng duy trì các hiện trạng sẵn có và mong muốn đạt được kết quả thực hiện theo những phương thức đã đề ra.

Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý có ranh giới khá mong manh trong một tổ chức nào đó. Nhưng xét đến vai trò và chức năng thì luôn có những điểm không giống nhau. Việc tìm ra những điều khác biệt sẽ giúp mỗi người xác định được vị trí của mình để có những biểu hiện phù hợp.