Văn bằng 2 là gì? Những đặc điểm bạn cần nắm về văn bằng 2

2019-08-26

Tổng Hợp

Chức năng bình luận bị tắt ở Văn bằng 2 là gì? Những đặc điểm bạn cần nắm về văn bằng 2


Khái niệm văn bằng 2 là gì chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên để nắm được những đặc điểm về văn bằng 2 không phải là ai cũng biết. Cho nên, bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin cần thiết liên quan đến văn bằng 2 nhé.

Việc có được văn bằng 2 trong tay sẽ là cơ hội tuyệt vời trong việc giúp bạn lựa chọn được một công việc phù hợp với mức lương hấp dẫn hơn rất nhiều. Và chính vì thế mà nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn đang cố gắng để có được tấm bằng văn bằng 2 cho mình.

Văn bằng 2 là gì?

Khái niệm về văn bằng 2 khá đơn giản, nó được hiểu một cách đơn giản là một tấm bằng đại học thứ 2 của bạn, tức là tấm bằng bạn được cấp sau khi đã có cho mình một tấm bằng đại học trước đó. Để có được tấm bằng này, bạn cũng cần hoàn thành các chương trình đào tạo, cũng phải trải qua các kỳ thi và đạt yêu cầu đề ra tại trường đại học đó.

Điều kiện để theo học văn bằng 2

Những điều kiện dành cho người muốn học tiếp văn bằng 2 cũng tương tự các điều kiện được đưa ra tại trường đại học khi tuyển sinh, cụ thể như:

  • Đáp ứng các yêu cầu đề ra dành cho đối tượng học văn bằng 2 tại nơi bạn đăng ký.
  • Đã có bằng đại học.
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không trong quá trình chịu trách nhiệm truy cứu hình sự.
  • Có đủ thời gian và sức khỏe cho việc học.

Những hình thức học văn bằng 2 hiện có

Hiện nay, có 2 hình thức đào tạo văn bằng 2 hiện hành:

  • Hệ chính quy: Học tập trung tại trường theo lịch học do nhà trường phân bổ hoặc theo tín chỉ đã đăng ký trước mỗi học kỳ.
  • Hệ không chính quy: Dành cho những đối tượng đang đi làm hoặc không có nhiều thời gian, có thể học từ xa, tự học không hướng dẫn, học vào buổi tối hoặc học vào cuối tuần, sinh viên có thể lựa chọn phù hợp với công việc của bản thân.

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp được cấp như thế nào?

Tùy thuộc vào hệ đào tạo mà bằng cấp sẽ được cấp tương ứng, tuy nhiên, sinh viên phải đáp ứng được những yếu tố sau:

  • Hệ chính quy: Người theo học văn bằng 2 hệ chính quy sau khi thực hiện các quy định về thi tuyển, học và hoàn thành các bài kiểm tra, bài luận văn và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp theo chương trình đào tạo của trường đại học. Nếu đạt những tiêu chuẩn theo quy định đề ra thì được cấp bằng đại học hệ chính quy.
  • Hệ không chính quy: Người theo học theo hệ vừa học vừa làm thực hiện các quy định về xét tuyển, hoàn thành các quy định về học và kiểm tra. Nếu đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định thì được cấp bằng đại học đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn, vừa học vừa làm.

Tuy nhiên, trong bố cục bằng tốt nghiệp đại học với hình thức này dưới hệ đào tạo bắt buộc phải có dòng chữ “văn bằng 2” và giá trị sẽ thấp hơn so với văn bằng 1.

Nên hay không nên tham gia một khóa học văn bằng 2

Trong cuộc sống hiện đại này ngay, khi điều kiện học tập được phát triển, số lượng học sinh vào được các trường đại học ngày càng nhiều khiến giá trị tấm bằng đại học bị giảm sút hơn rất nhiều. Việc bạn sở hữu cho mình một tấm bằng  đại học văn bằng 2 sẽ giúp bạn nâng cao cơ hội việc làm cho bản thân. Ngoài ra, còn rất nhiều lợi ích khác như:

  • Bạn có thể theo đuổi đam mê của bản thân khi ngành học bạn theo đuổi trước đó không phù hợp.
  • Tích lũy thêm nhiều kiến thức, nâng cao cơ hội việc làm cũng như thu nhập.
  • Thời gian đào tạo ngắn chỉ từ 1,5 – 2 năm, bạn đã có thể sở hữu cho mình một tấm bằng đại học văn bằng 2, tạo cơ hội thăng tiến trong công việc.

Với những thông tin về văn bằng 2 là gì ở trên, bạn hãy đưa ra lựa chọn đúng đắn cho bản thân có nên hay không tham gia học văn bằng 2. Bởi vì nếu khóa học đó không mang lại nhiều cơ hội phát triển thì đó chỉ là hành động vừa mất thời gian lẫn công sức và tiền bạc.

Với bài viết này bạn đã hiểu thêm những kiến thức liên quan đến văn bằng 2. Hãy sáng suốt lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp nhé.