Ngoại thương là gì? Cơ hội việc làm của ngành ngoại thương như thế nào?

2019-08-27

Tổng Hợp

Chức năng bình luận bị tắt ở Ngoại thương là gì? Cơ hội việc làm của ngành ngoại thương như thế nào?


Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập và phát triển, chính vì thế nhu cầu lựa chọn các ngành liên quan đến kinh tế của các bạn học sinh ngày càng nhiều, trong đó có ngành ngoại thương. Vậy ngoại thương là gì? Cơ hội việc làm career của ngành ngoại thương như thế nào?

Cuộc sống ngày càng hiện đại, các bạn học sinh cũng vì thế mà năng động hơn rất nhiều. Nhu cầu lựa chọn ngành nghề khi bước vào ngưỡng cửa đại học cũng thay đổi rõ rệt hơn, các bạn học sinh có xu hướng lựa chọn các ngành nghề liên quan đến kinh tế ngày một nhiều hơn. Trong đó, ngành nghề hot được nhiều bạn học sinh lựa chọn khi bước vào ngưỡng cửa đại học chính là ngành Ngoại thương.

Ngoại thương là gì?

Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, không những là sự phát triển trong nước mà còn là sự gia nhập của các đối tác nước ngoài vào Việt Nam cũng như các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đi nước ngoài. Từ đó, Ngoại thương trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng trong việc đưa nền kinh tế phát triển theo hướng toàn cầu hóa cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế.

Ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất, ngoại thương chính là hoạt động thương mại, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các đất nước với nhau. Khi hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi một đất nước thì được gọi là hoạt động ngoại thương. Ngoại thương có thể bao gồm việc các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài hoặc nhập khẩu về cho đất nước.

Ngoại thương sẽ được học những gì?

Ngành Ngoại thương sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức liên quan đến thương mại quốc tế, đó là những kiến thức về kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế, luật kinh doanh, các hoạt động xuất – nhập khẩu, … cũng như giúp sinh viên nắm vững các kiến thức, kỹ năng liên quan phục vụ cho quá trình làm việc sau này.

Sau khi hoàn thành các chương trình đào tạo, sinh viên có thể nắm vững các kỹ năng như trao đổi, đàm phán các hoạt động mua bán hàng hóa; lên và thẩm định các hợp đồng kinh doanh; phân phối hàng hóa xuất – nhập khẩu; xem xét, dự báo tình hình kinh tế thị trường; quản lý và giải quyết những rủi ro;…

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành ngoại thương

Ngay từ những ngày đầu phát triển, Chính phủ đã chủ trương hội nhập kinh tế thế giới, tiếp đó là việc chúng ta gia nhập WTO, APEC,… mang đến cơ hội việc làm cho những bạn sinh viên tốt nghiệp ngành ngoại thương. Đặc biệt, trong những năm gần đây là sự gia tăng các doanh nghiệp nước ngoài bước vào nước ta xây dựng công ty, khiến ngành nghề này càng thêm màu mỡ.

Các bạn sinh viên muốn theo đuổi và phát triển với ngành ngoại thương cần trau dồi cho mình kiến thức chuyên môn vững vàng, bên cạnh đó, những yêu cầu về kỹ năng mềm như tiếng Anh, giao tiếp,… cũng là điều bắt buộc. Và một điều nữa chính là những áp lực phải đối mặt trong ngành ngoại thương là rất lớn, tuy nhiên, đi kèm với đó là mức lương, thưởng rất cao.

Những cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành ngoại thương phải kể đến như:

  • Chuyên viên kinh doanh, xuất nhập khẩu của các công ty sản xuất hàng hóa.
  • Nhân viên tại các công ty thương mại, xuất nhập khẩu.
  • Nhân viên tại các đơn vị vận tải tàu biển, hàng không, chuyên viên tại các ngân hàng, bảo hiểm,…
  • Làm việc tại các bộ phận ở các cửa khẩu.
  • Chuyên viên tại các cơ quan, ban ngành nhà nước liên quan đến ngoại thương và xuất nhập khẩu.
  • Học cao học để làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Như vậy, bạn có thể thấy được rằng, ngoại thương là ngành học có cơ hội việc làm rất lớn cũng như có rất nhiều sự lựa chọn dành cho bạn. Tuy nhiên, bất kể ngành nghề nào cũng vậy, cũng cần có những khó khăn, thử thách cần bạn kiên trì cố gắng vượt qua để đạt được những thành công như mình mong muốn.

Với những chia sẻ liên quan đến ngành ngoại thương là gì cũng như cơ hội việc làm ngành ngoại thương sau khi ra trường như trên có thể cung cấp đến các bạn học sinh những chia sẻ giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất trong việc đưa ra quyết định chọn ngành, chọn nghề cho bản thân.